Các tác nhân gây hại Ngộ độc nước

Khối lượng cơ thể thấp (trẻ sơ sinh)

Rất dễ khiến cho trẻ em dưới một tuổi để hấp thụ quá nhiều nước, đặc biệt là nếu trẻ dưới chín tháng tuổi. Do khối lượng cơ thể nhỏ bé của mình, việc uống nước rất dễ khiến vượt nhu cầu natri bình thường của cơ thể.[4]

Thể dục, thể thao cường độ cao

Vận động viên Marathon dễ bị nhiễm độc nước nếu họ uống quá nhiều trong khi chạy. Điều này xảy ra khi nồng độ Natri dưới 135 mmol/L. Vì điều này nên thực tế đã ghi nhận sự khuyến khích thay thế việc uống các loại nước quá mức trong hoạt động thể thao, đặc biệt là trong chạy marathon.[5] Một nghiên cứu được tiến hành trên những người tham gia cuộc thi marathon Boston 2002 cho thấy 13% hoàn thành cuộc đua bị hạ natri máu. Nghiên cứu kết luận rằng các yếu tố dự báo việc hạ natri máu là sự tăng cân trong khi chạy (over-hydrat hóa), và hạ natri máu chỉ có khả năng xảy ra ở những người đã chọn nước uống thể thao để giải khát.[5] Nhân viên y tế tại các sự kiện marathon được đào tạo để phát hiện nhiễm độc nước ngay sau khi vận động viên khuỵ hoặc có dấu hiệu của sự choáng.

Quá sức và căng thẳng

Bất cứ hoạt động hoặc tình huống mà thúc đẩy ra nhiều mồ hôi có thể dẫn đến ngộ độc nước khi nước được uống để bù lại lượng đã mất. Người làm việc trong môi trường nhiệt hoặc độ ẩm cao trong thời gian dài phải lưu ý bảo vệ bản thân và ăn uống phù hợp giúp duy trì sự cân bằng chất điện giải. Những người sử dụng MDMA (thường được biết đến với tên "thuốc lắc") có thể có những hoạt động quá sức mình do bị kích thích, đổ mồ hôi nhiều, và sau đó uống một lượng nước lớn để tái hydrate hóa, dẫn đến sự mất cân bằng điện giải và nhiễm độc nước – điều này còn bị làm trầm trọng hơn do sử dụng MDMA tăng lượng hormone chống bài niệu (ADH), giảm lượng nước bị mất qua đường tiết niệu.[6] Ngay cả những người đang nghỉ ngơi yên tĩnh trong quá nóng hoặc độ ẩm có thể có nguy cơ nhiễm độc nước nếu họ uống một lượng nước lớn trong thời gian ngắn để bù nước.

Luyện tập để tham gia các cuộc thi ăn, uống nhanh

Những người thi đấu thường xuyên luyên tập để họ có thể uống được một lượng nước rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích kéo giãn dạ dày và tăng được lượng thức ăn có thể dung nạp.[7]

Rối loạn tâm thần

Những người bị hội chứng rối loạn tâm thần một số trường hợp luôn luôn cảm thấy phải uống một lượng nước lớn, từ đó đặt họ vào nguy cơ nhiễm độc nước. Tình trạng này có thể đặc biệt nguy hiểm nếu bệnh nhân cũng thể hiện các dấu hiệu tâm thần khác (và thường là trường hợp này), như vậy các chăm sóc không biết rõ được các triệu chứng để điều trị chuẩn xác.

Trong khi điều trị

Khi một người đang bất tỉnh đang được cho ăn bằng đường tĩnh mạch (ví dụ: truyền nước) hoặc thông qua một ống thông mũi dạ dày, các chất lỏng nhất định phải được cân đối cẩn thận thành phần để phù hợp với lượng chất điện giải bị mất. Các chất dùng để truyền thường ở dạng lỏng, và đương nhiên là có nước. Nếu không được giám sát thì việc tăng natri máu hoặc hạ natri máu đều có thể xảy ra.[8]

Một số thuốc chữa tâm thần / thần kinh (có chứa Oxcarbazepine, và một số các chất khác) đã được ghi nhận có thể gây ra hạ natri máu ở một số bệnh nhân.[9] Bệnh nhân có đái tháo nhạt (đái tháo nhạt là bệnh phải đi tiểu nhiều do sự rối loạn chức năng của vùng dưới đồi hay suy thận) là đặc biệt dễ bị tổn thương do chất lỏng bị sử dụng mất nhanh chóng.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngộ độc nước http://books.google.com/books?id=qYYOtQU37jcC http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=276.... http://www.modern-psychiatry.com/oxcarbazepine.htm http://www.sciencelab.com/msds.php?msdsId=9927321 http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=s... http://www.webmd.com/food-recipes/features/competi... http://learn.caim.yale.edu/chemsafe/references/dos... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2564296 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15805238 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15829535